Trang chủ > Sổ tay học hỏi > Phong cách sống >> Khó khăn khi làm việc nhóm

Khó khăn khi làm việc nhóm

Thường nể nang các mối quan hệ

Chúng ta thường lẫn lộn giữa tình cảm cá nhân hay sự tôn trọng vị trí của các thành viên trong nhóm để không đưa ra những góp ý, chất vấn hay tranh luận nhằm đạt đến những kết quả tốt nhất. Chúng ta thường có thái độ “ Dĩ hòa vi quý” Nhưng đây là yếu tố để tạo sự đồng thuận, chứ không phải sự xuê xoa, dễ dãi trong các điều kiện làm việc.

Không chịu đưa ra ý kiến.Thích thụ động

Chúng ta thường thích làm vừa lòng người khác bằng cách luôn luôn tỏ ra đồng ý khi người khác đưa ra ý kiến trong khi thực sự là mình không đồng ý hoặc chẳng hiểu gì cả. Điều đó sẽ làm cho cả nhóm hiểu lầm nhau, chia năm sẻ bảy hoặc mạnh ai nấy làm. Cũng có nhiều người thì lại chọn thái độ thụ động, “ngồi mát ăn bát vàng” ai làm gì cũng gật nhưng bản thân mình thì lại không làm gì cả, hoặc chỉ chờ người ta làm trước mình chi nương theo, hay động viên bằng miệng. Đây chính là thái độ có hại nhất cho các hoạt động của nhóm.

Không để ý đến công việc của nhóm ngồi làm chuyện riêng

Một khuynh hướng trái ngược là luôn luôn cố gắng cho ý kiến của mình là tốt và chẳng bao giờ chịu chấp nhận ý kiến của bât kỳ ai khác. Một số thành viên trong nhóm cho rằng mình giỏi nên chỉ bàn luận trong phạm vi những người mà mình cho là tài giỏi trong nhóm, hoặc đưa ý kiến của mình ra mà không cho người khác tham gia.
Đây là yếu tố quan trọng gây ra sự chia rẽ trong nhóm nhóm. Khi cả đội bàn bạc với nhau, một số thành viên hoặc nghĩ rằng ý kiến của mình không tốt nên không chịu nói ra hoặc cho rằng đề tài quá chán nên không tốn thời gian. Thế là, trong khi phải bàn luận kỹ hơn để giải quyết vấn đề lại quay sang nói chuyện riêng với nhau. Cho đến khi thời gian chỉ còn 5-10 phút thì tất cả mới bắt đầu quay sang, đùn đẩy nhau phát biểu. Và chính lúc đã có một người lên thuyết trình, chúng ta vẫn cứ tiếp tục bàn về chuyện riêng của mình mà không quan tâm đến nội dung hay mục tiêu đề ra. Kết quả là chúng ta hoặc là không hiểu sẽ làm gì, hoặc sẽ thực hiện với sự bất mãn, không đem lại hiệu quả cao cho nhóm.

Không dứt khoát.đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.

Chính do sự thảo luận không dứt điểm, phân chia công việc không phân minh nên ai cũng nghĩ đó là việc của người khác chứ không phải của mình. Ngược lại, nếu phải đứng ra làm thì lại sẵn sàng có đủ lý do để biện minh cho những hạn chế của mình, và khi gặp thất bại thì luôn tìm mọi lý lẽ để đổ trách nhiệm qua cho người khác, hay từ chối không dám nhận trách nhiệm về mình.
Tổ chức công việc hay hoạt động cho nhóm là một kỹ năng cần thiết mà ngay từ khi còn là học sinh, hay sinh viên, mỗi chúng ta đều cần phải học hỏi để vừa giúp cho sự phát triển của bản thân, vừa góp phần vào sự phát triển chung cho tập thể mà chúng ta đang hoạt động trong đó. Mình vì mọi người thì mọi người sẽ vì mình. Đó là yếu tố đem lại thành công cho cuộc sống của mỗi người chúng ta.

 
 

Làm riêng ăn chung

Chắc hẳn không có gì khó hiểu nhỉ, nhất là trong khoản làm việc nhóm. Chúng ta thường nghĩ rằng lên ý tưởng trong nhóm là mọi người túm tụm lại, ai có ý tưởng gì cứ nói ra. Nhưng thực tế, khi cùng chụm lại để đưa ra ý tưởng như thế thì sẽ có một số người không chịu suy nghĩ, không chịu đưa ra ý kiến của mình chỉ vì ỷ lại các bạn trong nhóm với suy nghĩ “việc nhóm thì chấm điểm chung cho nhau, lo gì!”. Và chắn chắn, sau vài lần “ăn chung” như thế thì những bạn làm việc tích cực sẽ bắt đầu cảm thấy bất công, và từ đấy tỏ ra bất cần sẽ khiến việc nhóm bị bỏ bê là chuyện hiển nhiên!
Đây chỉ là số ít trong nhiều lý do khiến sinh viên sợ khi phải làm việc nhóm. Làm việc theo nhóm đối với các bạn tuy gần gũi nhưng cũng không phải là chuyện dễ thực hiện. Tất nhiên là trong một nhóm không thể có chuyện ai cũng như ai, phải có người thế này người thế khác. Nhưng các bạn hãy bắt đầu công việc với một mục tiêu rõ ràng, nếu có thể, hãy sẵn sàng đóng vai trò tiên phong trong mọi việc. Mỗi thành viên hãy đóng một vai trò nhất định và luôn nhiệt tình thì chắc chắn công việc sẽ trôi chảy.
Len dau trang