Trang chủ > Sổ tay học hỏi > Hiểu ngành nghề >> Các vị trí trong nghề bán hàng không phải ai cũng biết

Các vị trí trong nghề bán hàng không phải ai cũng biết


Bạn có phân biết nổi các khái niệm : Sales Man/ Sales Executive/ Sale Rep/ Sale Sup... Việc phân biệt là rất quan trọng để hiểu và tìm một công việc phù hợp với bản thân.

>> Người bán hàng giỏi nhất nước Mỹ

Bài viết dưới dây sẽ giúp bạn hiểu hơn về các vai trò, trách nhiệm, kỹ năng và quyền hạn của từng vị trí bán hàng  theo thứ tự từ thấp đến cao.

1. Sales Man:


Có lẽ là lực lượng đông đảo nhất trong đội ngũ bán hàng. Một Sales man hay còn gọi là nhân viên kinh doanh sẽ có các nhiệm vụ chính:

- Trực tiếp bán hàng, phát triển khách hàng mua lẻ tại khu vực được phân công.

- Chăm sóc khách hàng, quản lý và theo dõi tiến độ doanh số.

- Thực hiện các chương trình về khuyến mãi, hậu mãi,..

- Chịu sự quản lí trực tiếp của Sales Rep hoặc Sales Sup và sẽ báo cáo kết quả trực tiếp cho Sales Rep.

 

Các vị trí trong nghề bán hàng không phải ai cũng biết
 Công việc bán hàng (Nguồn: ngoisao)

2. Sales Rep:


- Công việc chính tương tự như Sales man nhưng nặng về giấy tờ, thủ tục. Ví dụ như: nhận gửi đơn hàng, chăm sóc khách hàng, đề xuất kế hoạch bán hàng, phát triển đại lí, kênh phân phối… Tất cả hầu như là lên kế hoạch và giao lại cho Sales man thực hiện các công việc.

- Địa bàn hoạt động trong phạm vi khu vực được phân công phụ trách.

- Chịu sự quản lý trực tiếp của Supervisor hoặc Director.

3. Sales Sup (Giám sát kinh doanh) :


- Giám sát có nhiều cấp khác nhau: vùng, khu vực, địa phương..

- Nhiệm vụ chính là giám sát các hoạt động của Sales man/ Sales Rep.

- Lên kết hoạch kinh doanh, phương án hành động, giám sát hoạt động tiến độ kinh doanh của đơn vị.

- Chịu sự quản lý trực tiếp của Director hoặc Sup ở cấp bậc cao hơn.

4. Sales Executive ( Điều hành kinh doanh) :


- Cũng giống như Sales Sup, Sales Executive cũng có nhiều cấp: cấp khu vực, cấp vùng, cấp toàn vùng..

- Chịu trách nhiệm điều hành và triển khai thực hiện tất cả các công việc kinh doanh theo kế hoạch của công ty.

- Lập kế hoạch kinh doanh.

- Chỉ đạo công việc trưc tiếp cho các sales cấp dưới, và chịu sự quản lí của Sales Director hoặc Manager.

5. Director hoặc manager ( Giám đốc kinh doanh) :


Đây là vị trí kinh doanh cao nhất, nhiệm vụ và trách nhiệm là rất cao và nhiều. Chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động kinh doanh của công ty.
 

Các vị trí trong nghề bán hàng không phải ai cũng biết
Trách nhiệm của giám đốc kinh doanh là rất lớn (Nguồn: Kansaipaint)

 

Ngoài ra hiện nay còn có thêm một số vị trí trong nghề sale như:


- Sales Admin : Thực chất là thư ký của phòng kinh doanh, tùy vào từng công ty mà nhiệm vụ của thư ký bán hàng là khác nhau, ở những công ty nhỏ Sales Admin có thể tương đương với trưởng phòng hoặc trưởng đại diện, còn ở công ty lớn thì SA có vai trò như một trợ lý.

- Sales Mobile: là hình thức làm việc từ xa, ví dụ như trường hợp văn phòng đại diện của các hãng tập trung ở các thành phố lớn nhưng cần có các nhân viên hỗ trợ ở các khu vực, đôi khi chỉ cần 1, 2 nhân viên nên không cần lập văn phòng mà chỉ sử dụng hình thức Sales Mobile.

- Account Manager: Có nhiệm vụ chính là phát triển, duy trì và quản lý các khách hàng lớn tại công ty. AM gần giống Sales manager nhưng họ có thêm khả năng "đàm phán giá cả".
 
Nghề bán hàng là một nghề rất thú vị và đa dạng, việc thật sự hiểu rõ các cấp bậc và vị trí trong ngành sẽ giúp bạn nhìn thấy được rõ ràng con đường phía trước của chính bản thân mình và có mục tiêu để phấn đấu lên những vị trí cao hơn trong nghề.
 

Theo kynangbanhang.

Len dau trang