Thuyết trình là một vấn đề mà đang rất nóng hiện nay, và thường chúng ta thường chú tâm vào việc kỹ năng thuyết trình “cá nhân” mà bỏ quên kỹ năng thuyết trình nhóm. Để có được một bài thuyết trình hiệu quả cho bản thân, có thể không quá khó với nhiều người.
Nhưng với một nhóm, việc để chuẩn bị được một bài thuyết trình làm hài lòng tất cả cá nhân trong nhóm là một điều vô cùng khó khăn. Mỗi người một ý tưởng, một góc nhìn, một quan điểm khác nhau. Vậy bạn giải quyết nó như thế nào cho hoàn hảo nhất? Theo cá nhân mình, để giải quyết vấn đề này bạn cần làm 5 bước cơ bản sau:
Nhóm bạn thường lên ý tưởng bằng cách nào? Đa số mình thấy các nhóm thường là sẽ tập trung nhau lại và từng người đưa ra ý kiến, nếu cả nhóm thấy hợp lý thì lấy, còn không thì bác bỏ. Nhưng đây là một phương pháp đưa lại hiệu quả “không cao”, bởi vì có những ý kiến, thoạt nghe chúng ta cảm thấy rất hay, nhưng đến lúc khai thác sâu vào nó thì chúng ta mới thấy rằng vấn đề này chẳng có gì để chúng ta nói. Nhóm bạn đã từng gặp trường hợp như vậy chưa? Vậy làm thế nào mới là hay? Thực ra, trước khi lên ý tưởng cho nhóm, bạn không nên tập trung mọi người để nêu lên ý tưởng vội, mà bạn hãy phát cho mỗi người một mảnh giấy, hãy cho tất cả các thành viên ghi lại tất cả những ý tưởng của họ, dù đó chỉ là những ý tưởng nhỏ nhất.”Viết nhầm còn hơn bỏ sót” đó là một câu nói mà tôi thường nói “đùa” với các thành viên trong nhóm khi làm bước này, nhưng nó không hẳn là đùa đúng không?
Đầu tiên bạn hãy cho nhóm thảo luận và tìm ra nội dung chủ đạo cho bài thuyết trình. Sau đó, dựa vào nội dung chủ đạo đó bạn hãy cho nhóm chọn ra 2-4 ý chính để nói trong bài thuyết trình (tôi thường chọn 3). Sau đó hãy phân nhóm tất cả những ý còn lại theo các ý chính mà chúng ta đã chọn. Vậy là bạn đã có một nội dung ở dạng “thô” cho bài thuyết trình của nhóm.
Nên chọn lọc những ý tưởng chủ đạo cho bài thuyết trình nhóm
Công việc của bước này khá đơn giản, đó là các bạn hãy xác định thứ tự các vấn đề sẽ nói trong bài thuyết trình và sắp xếp các ý cho vấn đề đó một cách hợp lý và mạch lạc. Bạn có thể phân công cho mỗi thành viên trong nhóm đảm nhiệm một phần.
Các ý tưởng được vẽ “thô” trên giấy. Bạn không cần tạo ra những tác phẩm hội họa, chỉ cần vài nét vẽ nguệch ngoạc để phát thảo hình thức. Bạn nên chuẩn bị một tập giấy sticker để vẽ các nội dung, hình ảnh thô mà mình muốn đưa vào slide. Sở dĩ tôi khuyến khích bạn vẽ lên giấy trước thay vì bắt tay vào làm slide luôn là vì các lý do sau: Thứ nhất, việc vẽ lên một tờ sticker bé xíu sẽ khiến bạn bị bò bó không gian, qua đó kiềm chế ham muốn “nhồi” cả đống thông tin lên đó. Nguyên tắc thiết kế slide là càng đơn giản, càng ít chữ càng tốt mà! Thứ hai, vẽ lên giấy trước sẽ giúp bạn tự do sáng tạo về cấu trúc chữ cái, hình ảnh… Cái dở của Powerpoint là các slide có khuôn mẫu sẵn, bạn chỉ cần điền nội dung vào đó thôi, điều này vô tình hạn chế sự sáng tạo của bạn về mặt bố cục lẫn hình ảnh.
Vất vả với 4 bước trên, và cuối cùng chúng ta cũng đến được bước cuối cùng. Nhưng công việc cuối cùng này cũng không phải là đơn giản đâu nhé! Việc để thiết kế được một bài Powerpoint đẹp và chất lượng đòi hỏi người thiết kế là một người có tính thẩm mỹ cao, vậy nên bạn hãy chọn ra một người duy nhất trong nhóm có tính thẩm mỹ nhất để làm công việc này. Vậy là xong!